Khung xe đạp là bộ phận quan trọng bạn nên lưu ý khi chọn mua xe đạp để rèn luyện sức khỏe hay đi lại hàng ngày.
1 Tìm hiểu về xe đạp khung nhôm
Xe đạp khung nhôm là gì?
Nhôm là một vật liệu được nhiều hãng xe dùng để chế tạo khung xe đạp nhờ độ cứng cáp và trọng lượng nhẹ hơn so với thép. Xe đạp khung nhôm thường sẽ có vết hàn hình vảy cá giúp ổn định các bộ phận xe cũng như tạo sự kết dính chắc chắn.
Ưu điểm
- Khả năng chống sự ăn mòn cao: Khung xe bằng nhôm có khả năng chống ăn mòn cao, chống oxy hóa khá tốt, cho thời gian sử dụng trên 5 năm.
- Dễ dàng điều khiển và kiểm soát xe tốt: Bạn dễ dàng điều khiển xe hơn khi chuyển trên các chặn đường dài và gồ ghề.
- Giá cả hợp lý: Khung nhôm là chất liệu được sử dụng phổ biến và có giá thành rẻ hơn so với xe từ khung carbon. Bạn chỉ cần khoảng 3 triệu đồng (Cập nhật 03/2023 và có thể thay đổi theo thời gian) là có thể mua được xe đạp khung nhôm phù hợp với nhu cầu.
- Dễ hàn nối: Bản chất của khung nhôm khi sản xuất ra là sẽ có mối hàn. Vì vậy khi bị gặp trục trặc, hư hỏng bạn cũng dễ dàng sửa chữa và hàn nối.
Nhược điểm
- Tuổi thọ ngắn: Tuổi thọ xe đạp khung nhôm ngắn dưới 5 năm và dễ bị xuống cấp, dễ bị hư hỏng khi bị va đập.
- Độ cứng: Do làm từ chất liệu nhôm nên xe có thể hấp thụ những tiếng ồn trên đường. Nếu dùng lái trên đường đất hoặc đường dài thì không phù hợp.
2 Tìm hiểu về xe đạp khung carbon
Xe đạp khung carbon là gì?
Sợi carbon là một vật liệu được làm từ các sợi riêng lẻ. Để làm nên một khung xe các sợi carbon này cần phải dệt và dán lại với nhau để tạo thành các lớp. Các lớp này có thể định hình và tạo thành khung xe đạp hoàn chỉnh. Xe đạp khung carbon có dạng liền khối và không có mối hàn giúp tăng tính thẩm mỹ.
Ưu điểm
- Trọng lượng nhẹ: Xe có trọng lượng nhẹ hơn khung nhôm vài kg và tốc độ đi nhanh hơn đối với đường trường.
- Làm ra được nhiều hình dạng khung xe: Nhờ vào kỹ thuật dệt và dán các sợi carbon với nhau tạo thành lớp, sau đó từ các lớp này có thể làm ra nhiều hình dạng khung xe khác nhau.
- Tuổi thọ cao và khó hư hại khi gặp tai nạn: Carbon được biết là chất liệu siêu bền, hạn chế bị hư hỏng hoặc trầy xước khi va chạm. Đặc biệt, nếu bạn biết cách sử dụng và giữ gìn thì tuổi thọ khung xe có thể trên vài chục năm.
- Không có mối hàn: Xe được thiết kế có dạng liền khối, không có mối hàn như khung nhôm giúp tăng tính thẩm mỹ cho xe.
Nhược điểm
- Giá thành khá cao: So với khung nhôm thì khung carbon có giá thành cao hơn nhiều khoảng tầm 10 – 70 triệu đồng (Cập nhật 03/2023 và có thể thay đổi theo thời gian).
- Khó sửa chữa: Do kỹ thuật dệt, dán từ các sợi carbon lại cùng với chất liệu không được sử dụng phổ biến như nhôm nên khi khung xe bị hư sẽ khó sửa chữa hơn nhiều.
3 Bảng tính so sánh
Tiêu chí | Xe đạp khung nhôm | Xe đạp khung carbon |
Cách nhận biết | Có mối hàn với có hình vảy cá | Không có mối hàn |
Trọng lượng | Trọng lượng nặng, từ 10 – 20kg (Tùy từng loại xe) | Trọng lượng nhẹ, từ 7 – 13kg (Tùy từng loại xe) |
Khả năng chống ăn mòn | Cao | Cao |
Tuổi thọ | Tuổi thọ ngắn hơn khung carbon, dưới 5 năm | Tuổi thọ dài hơn 10 năm nếu biết cách sử dụng và bảo quản |
Độ thoải mái | Có khả năng hấp thụ lực và độ ổn định thấp. | Có khả năng hấp thụ lực và độ ổn định cao. |
Giá cả | Giá thành rẻ chỉ từ 3 triệu | Giá thành cao từ 25 triệu trở lên |
4 Nên mua xe đạp khung nhôm hay carbon?
Xe đạp khung nhôm hay khung carbon đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, sở thích và điều kiện kinh tế của từng người mà bạn có thể chọn cho mình một chiếc xe phù hợp nhất.
Xe đạp khung nhôm có thể đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại hàng ngày, rèn luyện thể thao hay đi chơi đi học. Nếu như bạn muốn tiết kiệm chi phí và nhu cầu sử dụng không quá cao, vậy thì xe đạp khung nhôm sẽ là lựa chọn thích hợp nhất.
Nếu bạn là người yêu thích tốc độ, điều kiện kinh tế đủ đáp ứng, bạn có thể chọn xe từ chất liệu carbon để trải nghiệm tốc độ cao trên mọi nẻo đường. Bên cạnh chọn chất liệu khung xe, bạn cũng nên chọn địa điểm mua uy tín, chất lượng để tránh gặp phải hàng kém chất lượng.